Truy cập

Hôm nay:
194
Hôm qua:
71
Tuần này:
2115
Tháng này:
6645
Tất cả:
314641

Ý kiến thăm dò

Tuyên truyền ATTP Tác hại của hàn the ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Ngày 09/10/2024 00:00:00

Bài tuyên truyền ATTPTác hại của hàn the ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Hiện nay Bộ Y tế đã cấm sử dụng hàn the trong thực phẩm, tuy nhiên hàn the vẫn được bày bán và sử dụng để cho vào các loại thực phẩm như bánh đa, bánh đúc, bánh phở, bún, thạch, giò, chả... để tạo độ giòn dai bất chấp những tác hại không lường của nó gây ra đến sức khỏe con người


Hàn the là một hợp chất hóa học của nguyên tố B (Bo) với Natri và Oxy, là muối của axit boric (H3BO3), có tên thương mại theo tiếng Anh là Sodium Tetraborate, Sodium Pyroborate, Sodium Peborate... gọi tắt là Borax. Tên gọi theo tiếng Hán-Việt là băng sa, bồng sa, nguyên thạch. Hàn the là một loại muối ở dạng tinh thể màu trắng đục, không mùi, không vị, ít tan trong nước nguội (1,9g/l) nhưng tan nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước sẽ tạo ra axit Boric và chất kiềm mạnh Natri Hydroxit (NaOH).

Ứng dụng của hàn the: Vì hàn the có khả năng diệt khuẩn, khửi mùi, tẩy rửa nên được ứng dụng khá nhiều trong gia đình, công nghiệp và y học
Trong gia đình: Hàn the có mặt trong một số chất diệt kiến, gián, bảo quản gỗ, chất làm mềm nước, sử dụng để tiệt trùng, giặt tã lót cho trẻ em, tẩy rửa toilet...
Trong công nghiệp: Hàn the được sử dụng để sản xuất thuỷ tinh, men sứ các loại, men tráng đồ sắt, nguyên liệu để sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng,...

Trong y học: Hàn the được dùng với liều lượng vừa phải để bôi ngoài da, nhỏ mắt, súc miệng khi bị chàm, viêm da, viêm răng lợi, đau mắt,...

Trong thực phẩm: Tuy hàn the đã bị cấm từ lâu tuy nhiên một số người vẫn sử dụng hàn the với mục đích hạn chế lên men, chống nấm mốc, diệt khuẩn,... giúp cho thực phẩm tươi lâu, màu sắc bắt mắt, tăng độ dẻo dai của một thực phẩm như giò chả, hủ tiếu, bánh tráng,..



(Hàn the là chất cấm sử dụng trong thực phẩm)

Tác hại của hàn the

Về tác hại của hàn the, các nghiên cứu độc học đã chỉ ra rằng hàn the có khả năng tích tụ trong cơ thể gây tổng thương gan và thoái hóa cơ quan sinh dục. Hàn the còn gây tổn thương ruột, não và thận. Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, hàn the sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%, qua phân 1%, qua mồ hôi 3%, còn 15% được tích tụ trong cơ thể, đặc biệt ở mô mỡ, mô thần kinh.

Đối với phụ nữ có thai, hàn the còn đào thải qua sữa và rau thai, gây độc hại cho thai nhi. Ngoài ra hàn the còn dẫn đến hiện tượng khó tiêu, chán ăn, gây mệt mỏi. Khi thực phẩm có chứa hàn the tới dạ dày sẽ ức chế quá trình hoạt động của các men tiêu hóa, làm trơ các lớp xốp trên bề mặt dạ dày và màng ruột, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Nếu dùng thực phẩm có hàn the lâu ngày, tác hại sẽ làm tăng dần, làm ảnh hưởng tới sự phát triển, đặc biệt là đối với trẻ em trong tuổi trưởng thành.

Ngộ độc do hàn the: Ngộ độc hàn the có thể là ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mãn tính

Ngộ độc cấp tính: Xảy ra trung bình từ 6-8 giờ sau khi ăn hoặc nuốt phải hàn the, với các triệu chứng: Bồn nôn, nôn; tiêu chảy; đau co cứng cơ, co giật; chuột rút vùng bụng, vật vã, cơn động kinh; dấu hiệu kích thích màng não và kích động; tróc da, phát ban, đặc biệt vùng mông, gan bàn tay; có thể có các dấu hiệu suy thận; nhịp tim nhanh, sốc trụy mạch, da xanh tím, co giật, hoang tưởng và hôn mê. Với liều từ 2-5g axit Boric hoặc 15-30g Borax, nạn nhân có thể chết sau 36 giờ, theo các kết quả nghiên cứu liều bắt đầu gây hại là từ 10-40ppm (1ppm=1mg/kg). Liều gây chết trung bình (LD50) trên chuột qua đường miệng là 5,14-5,16g/kg.

Ngộ độc mãn tính: Do khả năng tích lũy trong cơ thể của hàn the, gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ, quá trình chuyển hóa và chức phận của thận, biểu hiện bằng: Mất cảm giác ăn ngon, giảm cân; nôn, tiêu chảy nhẹ; mẩn đỏ da, cùng với tróc da, đặc biệt ở mông, lòng bàn tay và lòng bàn chân; rụng tóc; suy thận; cơn động kinh co giật, da xanh xao, suy nhược không phục hồi được.
Sơ cứu khi ngộ độc cấp tính hàn the: Khi ngộc độc hàn the chúng ta cần phải gây nôn nếu còn sớm và trong trường hợp nạn nhân mất ý thức, hoặc lơ mơ, hãy để nằm nghiêng tư thế an toàn, chuyển nhanh chóng vào bệnh viện cấp cứu.
Cách phân biệt giò, chả có chứa hàn the

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, người dân có thể căn cứ vào những tiêu chí sau để phân biệt giò có chứa hàn the hay không:

- Quan sát: Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp. Đó là do giò được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho độ quánh dẻo, bọc lớp không khí. Khi luộc hoặc hấp giò, không khí bục tạo ra mặt xốp. Giò lụa được gọi là ngon khi cắt ra có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt. Giò quá bở, không có mùi thơm, không có lỗ rỗ trên bề mặt thì tức là đã bị trộn với bột, còn nếu giò giòn, dai, mịn bất thường thì đã bị pha với hàn the trong khi chế biến.
- Mùi hương: Mùi giò ngon chỉ thoang thoảng, quyện với hương của lá gói. Nếu cắt miếng giò, thấy thơm lừng mùi giò, thì nên thận trọng, có thể chúng đã được tẩm hương thịt.

- Vị: Giò ngon, khi cắn, miếng không bị bở. Hương vị đặc trưng của giò còn ở cuống họng, sau khi nuốt. Giò khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, giòn, mềm, không có cảm giác khô rắn, không bị bã.

Ngoài ra, muốn thử giò, chả có hàn the hay không, bạn có thể lấy miếng giấy nghệ (giấy thử ngâm nước nghệ tươi rồi phơi khô) ấn vào bề mặt sản phẩm. Sau một phút quan sát, nếu thấy giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ là thực phẩm có hàn the.

Do vậy, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng “Tuyệt đối không được sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm”

Tuyên truyền ATTP Tác hại của hàn the ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Đăng lúc: 09/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

Bài tuyên truyền ATTPTác hại của hàn the ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Hiện nay Bộ Y tế đã cấm sử dụng hàn the trong thực phẩm, tuy nhiên hàn the vẫn được bày bán và sử dụng để cho vào các loại thực phẩm như bánh đa, bánh đúc, bánh phở, bún, thạch, giò, chả... để tạo độ giòn dai bất chấp những tác hại không lường của nó gây ra đến sức khỏe con người


Hàn the là một hợp chất hóa học của nguyên tố B (Bo) với Natri và Oxy, là muối của axit boric (H3BO3), có tên thương mại theo tiếng Anh là Sodium Tetraborate, Sodium Pyroborate, Sodium Peborate... gọi tắt là Borax. Tên gọi theo tiếng Hán-Việt là băng sa, bồng sa, nguyên thạch. Hàn the là một loại muối ở dạng tinh thể màu trắng đục, không mùi, không vị, ít tan trong nước nguội (1,9g/l) nhưng tan nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước sẽ tạo ra axit Boric và chất kiềm mạnh Natri Hydroxit (NaOH).

Ứng dụng của hàn the: Vì hàn the có khả năng diệt khuẩn, khửi mùi, tẩy rửa nên được ứng dụng khá nhiều trong gia đình, công nghiệp và y học
Trong gia đình: Hàn the có mặt trong một số chất diệt kiến, gián, bảo quản gỗ, chất làm mềm nước, sử dụng để tiệt trùng, giặt tã lót cho trẻ em, tẩy rửa toilet...
Trong công nghiệp: Hàn the được sử dụng để sản xuất thuỷ tinh, men sứ các loại, men tráng đồ sắt, nguyên liệu để sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng,...

Trong y học: Hàn the được dùng với liều lượng vừa phải để bôi ngoài da, nhỏ mắt, súc miệng khi bị chàm, viêm da, viêm răng lợi, đau mắt,...

Trong thực phẩm: Tuy hàn the đã bị cấm từ lâu tuy nhiên một số người vẫn sử dụng hàn the với mục đích hạn chế lên men, chống nấm mốc, diệt khuẩn,... giúp cho thực phẩm tươi lâu, màu sắc bắt mắt, tăng độ dẻo dai của một thực phẩm như giò chả, hủ tiếu, bánh tráng,..



(Hàn the là chất cấm sử dụng trong thực phẩm)

Tác hại của hàn the

Về tác hại của hàn the, các nghiên cứu độc học đã chỉ ra rằng hàn the có khả năng tích tụ trong cơ thể gây tổng thương gan và thoái hóa cơ quan sinh dục. Hàn the còn gây tổn thương ruột, não và thận. Khi sử dụng thực phẩm có hàn the, hàn the sẽ được đào thải qua nước tiểu 81%, qua phân 1%, qua mồ hôi 3%, còn 15% được tích tụ trong cơ thể, đặc biệt ở mô mỡ, mô thần kinh.

Đối với phụ nữ có thai, hàn the còn đào thải qua sữa và rau thai, gây độc hại cho thai nhi. Ngoài ra hàn the còn dẫn đến hiện tượng khó tiêu, chán ăn, gây mệt mỏi. Khi thực phẩm có chứa hàn the tới dạ dày sẽ ức chế quá trình hoạt động của các men tiêu hóa, làm trơ các lớp xốp trên bề mặt dạ dày và màng ruột, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Nếu dùng thực phẩm có hàn the lâu ngày, tác hại sẽ làm tăng dần, làm ảnh hưởng tới sự phát triển, đặc biệt là đối với trẻ em trong tuổi trưởng thành.

Ngộ độc do hàn the: Ngộ độc hàn the có thể là ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mãn tính

Ngộ độc cấp tính: Xảy ra trung bình từ 6-8 giờ sau khi ăn hoặc nuốt phải hàn the, với các triệu chứng: Bồn nôn, nôn; tiêu chảy; đau co cứng cơ, co giật; chuột rút vùng bụng, vật vã, cơn động kinh; dấu hiệu kích thích màng não và kích động; tróc da, phát ban, đặc biệt vùng mông, gan bàn tay; có thể có các dấu hiệu suy thận; nhịp tim nhanh, sốc trụy mạch, da xanh tím, co giật, hoang tưởng và hôn mê. Với liều từ 2-5g axit Boric hoặc 15-30g Borax, nạn nhân có thể chết sau 36 giờ, theo các kết quả nghiên cứu liều bắt đầu gây hại là từ 10-40ppm (1ppm=1mg/kg). Liều gây chết trung bình (LD50) trên chuột qua đường miệng là 5,14-5,16g/kg.

Ngộ độc mãn tính: Do khả năng tích lũy trong cơ thể của hàn the, gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ, quá trình chuyển hóa và chức phận của thận, biểu hiện bằng: Mất cảm giác ăn ngon, giảm cân; nôn, tiêu chảy nhẹ; mẩn đỏ da, cùng với tróc da, đặc biệt ở mông, lòng bàn tay và lòng bàn chân; rụng tóc; suy thận; cơn động kinh co giật, da xanh xao, suy nhược không phục hồi được.
Sơ cứu khi ngộ độc cấp tính hàn the: Khi ngộc độc hàn the chúng ta cần phải gây nôn nếu còn sớm và trong trường hợp nạn nhân mất ý thức, hoặc lơ mơ, hãy để nằm nghiêng tư thế an toàn, chuyển nhanh chóng vào bệnh viện cấp cứu.
Cách phân biệt giò, chả có chứa hàn the

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, người dân có thể căn cứ vào những tiêu chí sau để phân biệt giò có chứa hàn the hay không:

- Quan sát: Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp. Đó là do giò được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho độ quánh dẻo, bọc lớp không khí. Khi luộc hoặc hấp giò, không khí bục tạo ra mặt xốp. Giò lụa được gọi là ngon khi cắt ra có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt. Giò quá bở, không có mùi thơm, không có lỗ rỗ trên bề mặt thì tức là đã bị trộn với bột, còn nếu giò giòn, dai, mịn bất thường thì đã bị pha với hàn the trong khi chế biến.
- Mùi hương: Mùi giò ngon chỉ thoang thoảng, quyện với hương của lá gói. Nếu cắt miếng giò, thấy thơm lừng mùi giò, thì nên thận trọng, có thể chúng đã được tẩm hương thịt.

- Vị: Giò ngon, khi cắn, miếng không bị bở. Hương vị đặc trưng của giò còn ở cuống họng, sau khi nuốt. Giò khi ăn sẽ có vị thơm ngọt, giòn, mềm, không có cảm giác khô rắn, không bị bã.

Ngoài ra, muốn thử giò, chả có hàn the hay không, bạn có thể lấy miếng giấy nghệ (giấy thử ngâm nước nghệ tươi rồi phơi khô) ấn vào bề mặt sản phẩm. Sau một phút quan sát, nếu thấy giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ là thực phẩm có hàn the.

Do vậy, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng “Tuyệt đối không được sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm”