Truy cập

Hôm nay:
165
Hôm qua:
71
Tuần này:
2086
Tháng này:
6616
Tất cả:
314612

Ý kiến thăm dò

Bài Tuyên truyền bảo vệ môi trường

Ngày 10/10/2024 00:00:00

BàiTuyên truyền bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề lớn có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại. Cách tốt nhất để cố gắng khắc phục nó là nâng cao nhận thức của mọi người về nó và thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường

Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường của chúng ta...
Các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơitừ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiệnlàvứt rác, đổ chất thải sinh hoạtmột cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường.Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn x có những người, những hộ gia đình mang xác động vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống tuyến kênh mương, ao, hồ, sông,ra đường, hoặc điểm tập kết rác. Nguyên nhân đầu tiên là do những thói quen xấu,lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Cách nghĩ như thế là nguy hại. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này hay sống gần sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột, bệnh về đường hô hấp…
Theo quy định tạiĐiều 20Nghị định 155/2016/NĐ-CPquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngthì các hành vivi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trườngsẽ bị xử phạt như sau:
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Như vậy,đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộngđược quy định tại điểm c, Điều 20 Nghị định này thì chế tài xử lý đối với hành vi này là xử phạt hành chínhtừ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng,tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạmbuộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường vì Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta, đây là một trong những tiêu chí để xã nhà chúng taxây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu.

Bài Tuyên truyền bảo vệ môi trường

Đăng lúc: 10/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

BàiTuyên truyền bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề lớn có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại. Cách tốt nhất để cố gắng khắc phục nó là nâng cao nhận thức của mọi người về nó và thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường

Trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn từ chất thải, rác thải trong sinh hoạt, chăn nuôi, cho đến sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường của chúng ta...
Các loại rác thải sinh hoạt càng ngày càng tăng lên. Đặc biệt rác thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơitừ đường giao thông nông thôn, ngõ xóm đến kênh, mương, ao hồ, sông... chỗ nào tiệnlàvứt rác, đổ chất thải sinh hoạtmột cách tùy tiện, gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường.Nguyên nhân của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môi trường của mọi người không cao. Vấn đề này hiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải là việc của cá nhân mình mà là việc của xã hội. Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn x có những người, những hộ gia đình mang xác động vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống tuyến kênh mương, ao, hồ, sông,ra đường, hoặc điểm tập kết rác. Nguyên nhân đầu tiên là do những thói quen xấu,lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Cách nghĩ như thế là nguy hại. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu gom kịp thời sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này hay sống gần sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột, bệnh về đường hô hấp…
Theo quy định tạiĐiều 20Nghị định 155/2016/NĐ-CPquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngthì các hành vivi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trườngsẽ bị xử phạt như sau:
1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Như vậy,đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại nơi công cộngđược quy định tại điểm c, Điều 20 Nghị định này thì chế tài xử lý đối với hành vi này là xử phạt hành chínhtừ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng,tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạmbuộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do vậy, mỗi người dân cần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường vì Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta, đây là một trong những tiêu chí để xã nhà chúng taxây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu.