Truy cập

Hôm nay:
149
Hôm qua:
71
Tuần này:
2070
Tháng này:
6600
Tất cả:
314596

Ý kiến thăm dò

Bài tuyên truyền vệ sinh ATTP (Trích Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định XPVPHC về ATTP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

Ngày 15/10/2024 00:00:00

Bài tuyên truyền vệ sinh ATTP

(Trích Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định XPVPHC về ATTP(sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

1. Vệ sinh ATTP là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một lĩnh vực khoa học và kỹ thuật bao gồm các biện pháp nhằm đảm bảo thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, phân phối, bày bán đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.

2. Mức xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính (VPHC) về an toàn thực phẩm (ATTP), cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức (trừ một số trường hợp áp dụng cụ thể khác).

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC về ATTP còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC…

Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức VPHC còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: + Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm…; buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm…

Cụ thể, hình thức, mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm sau:

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố:

- Phạt tiền từ 500 ngàn đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

+ Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn.

+ Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập.

- Phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

+ Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

+ Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định để chế biến thức ăn. Ngoài ra, còn buộc tiêu hủy thực phẩm.

* Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện ATTP:

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp GCN.

- Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp GCN. Ngoài ra, còn buộc thu hồi thực phẩm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

- Phạt tiền từ 40 triệu đến 60 triệu đồng (ngoài ra, còn buộc thu hồi thực phẩm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm) của một trong các hành vi sau:

+ Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (gọi tắt là GMP) hoặc có GCN GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

+ Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01/7/2019 mà không thực hiện bổ sung GCN GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm:

-Phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng (phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng đối với sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự).

Ngoài phạt tiền còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng. Ngoài ra, còn buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

- Phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra, còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm:

-Phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

- Phạt tiền từ 05 triệu đến 07 triệu đồng đối với hành vi: sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP.

- Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi: sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm:

- Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu.

- Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa chất vượt giới hạn theo quy định.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm trên còn bị buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn và bao gói sẵn đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ:

-Phạt tiền từ 500 ngàn đến 01 triệu đồng; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm khác.

- Phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Nơi kinh doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong bảo quản thực phẩm.

(Trích Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định XPVPHC về ATTP(sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

Bài tuyên truyền vệ sinh ATTP (Trích Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định XPVPHC về ATTP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

Đăng lúc: 15/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

Bài tuyên truyền vệ sinh ATTP

(Trích Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định XPVPHC về ATTP(sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).

1. Vệ sinh ATTP là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một lĩnh vực khoa học và kỹ thuật bao gồm các biện pháp nhằm đảm bảo thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, phân phối, bày bán đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.

2. Mức xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính (VPHC) về an toàn thực phẩm (ATTP), cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức (trừ một số trường hợp áp dụng cụ thể khác).

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC về ATTP còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC…

Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức VPHC còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: + Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu, chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; lô hàng thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm…; buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm…

Cụ thể, hình thức, mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm sau:

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố:

- Phạt tiền từ 500 ngàn đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

+ Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn.

+ Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập.

- Phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

+ Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

+ Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

+ Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định để chế biến thức ăn. Ngoài ra, còn buộc tiêu hủy thực phẩm.

* Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện ATTP:

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp GCN.

- Phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp GCN. Ngoài ra, còn buộc thu hồi thực phẩm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

- Phạt tiền từ 40 triệu đến 60 triệu đồng (ngoài ra, còn buộc thu hồi thực phẩm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm) của một trong các hành vi sau:

+ Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (gọi tắt là GMP) hoặc có GCN GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

+ Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01/7/2019 mà không thực hiện bổ sung GCN GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm:

-Phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng (phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng đối với sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự).

Ngoài phạt tiền còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng. Ngoài ra, còn buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

- Phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

- Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra, còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm:

-Phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

- Phạt tiền từ 05 triệu đến 07 triệu đồng đối với hành vi: sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP.

- Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi: sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm:

- Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu.

- Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa chất vượt giới hạn theo quy định.

Ngoài ra, các hành vi vi phạm trên còn bị buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

* Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn và bao gói sẵn đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ:

-Phạt tiền từ 500 ngàn đến 01 triệu đồng; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm khác.

- Phạt tiền từ 01 triệu đến 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Nơi kinh doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm ATTP trong bảo quản thực phẩm.

(Trích Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định XPVPHC về ATTP(sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021).