Truy cập

Hôm nay:
167
Hôm qua:
71
Tuần này:
2088
Tháng này:
6618
Tất cả:
314614

Ý kiến thăm dò

Rượu quê Trung Anh, xã Tế Lợi, đậm đà hương vị quê Thanh

Ngày 25/10/2024 00:00:00

Rượu quê Trung Anh, xã Tế Lợi, đậm đà hương vị quê Thanh

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều thương hiệu rượu nổi tiếng. Song, nói về rượu nấu thủ công thì rượu quê Trung Anh, xã Tế Lợi có nét đặc trưng riêng, sản phẩm đạt OCOP được nhiều khách hàng khen ngợi.

Làng Yên Bái xã Tế Lợi nổi tiếng với nghề nấu rượu truyền thống. Nung nấu phát triển nghề thành thương hiệu đặc trưng, anh Nguyễn Nam Trung đã và đang gìn giữ nghề, tìm tòi, nghiên cứu tạo ra sản phẩm Rượu quê Trung Anh.

z5977979273801_d1dc66b5efe8adacc8fc1bed5a859ab3.jpg

Quy trình nấu rượu

Hơn 20 năm gắn bó với nghề truyền thống nấu rượu thủ công, anh Trung cùng với gia đình đã tạo nên được những giọt rượu ngọt, cay, nồng đậm. Để làm được những mẻ rượu hoàn chỉnh, anh Trung tỉ mỉ ở từng công đoạn; từ việc chọn gạo, chọn men, đến chưng cất, đều đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng quy trình theo bí quyết riêng của gia đình. Những hạt gạo được chọn làm nguyên liệu nấu rượu phải là gạo nếp hương có mùi thơm tự nhiên, hạt to và không bị sâu mọt. Cùng với gạo nếp hương, men ủ rượu cũng là nguyên liệu quan trọng khi nấu rượu. Thông thường, ở mỗi địa phương sẽ có cách chế biến men rượu phù hợp, với cơ sở của mình, anh Trung lựa chọn dùng men thuốc bắc để ủ rượu.

z5977979090996_235295a8f5b0f1c868d5002e818ed8b7.jpg

Sản phẩm Rượu quê Trung Anh

Tạo ra hương vị rượu đặc trưng là cả quá trình cần mẫn của người lao động. Gạo được nấu chín, đem ủ men theo phương thức cổ truyền. Sau khi ủ men lần 1 được nước cốt rượu đầu tiên, đem pha trộn tỉ lệ cân bằng nước và ủ lần 2. Sau 12 ngày, mang rượu đi chưng cất, tinh lọc bằng máy lọc hiện đại và khử Andehit, rượu được cất trữ trong chum ít nhất 6 tháng mới xuất kho. Chính vì vậy, rượu quê Trung Anh có vị ngọt cay, đậm đà, êm dịu; mùi thơm đặc trưng từ gạo kết hợp với men thuốc bắc tạo nên hương vị khó quên. Bình quân mỗi tháng cơ sở sản xuất từ 1.000 – 1.500 lít rượu; sau khi trừ chi phí, mỗi tháng cho thu nhập từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng.

1.png

Sản phẩm được trưng bày giới thiệu tại huyện Nông Cống

Nấu rượu với cách truyền thống là vậy, song gần đây anh Trung đã cải tiến một số công đoạn và đầu tư máy móc hiện đại để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng. Trong quá trình sản xuất, cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào. Cơ sở cũng đang tạo việc làm cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Vừa qua, sản phẩm đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP huyện Nông Cống thẩm định công nhận sản phẩm OCOP. Rượu quê Trung Anh, hương vị đậm quê Thanh đang được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ rộng rãi.

Hoàng Yến

Rượu quê Trung Anh, xã Tế Lợi, đậm đà hương vị quê Thanh

Đăng lúc: 25/10/2024 00:00:00 (GMT+7)

Rượu quê Trung Anh, xã Tế Lợi, đậm đà hương vị quê Thanh

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều thương hiệu rượu nổi tiếng. Song, nói về rượu nấu thủ công thì rượu quê Trung Anh, xã Tế Lợi có nét đặc trưng riêng, sản phẩm đạt OCOP được nhiều khách hàng khen ngợi.

Làng Yên Bái xã Tế Lợi nổi tiếng với nghề nấu rượu truyền thống. Nung nấu phát triển nghề thành thương hiệu đặc trưng, anh Nguyễn Nam Trung đã và đang gìn giữ nghề, tìm tòi, nghiên cứu tạo ra sản phẩm Rượu quê Trung Anh.

z5977979273801_d1dc66b5efe8adacc8fc1bed5a859ab3.jpg

Quy trình nấu rượu

Hơn 20 năm gắn bó với nghề truyền thống nấu rượu thủ công, anh Trung cùng với gia đình đã tạo nên được những giọt rượu ngọt, cay, nồng đậm. Để làm được những mẻ rượu hoàn chỉnh, anh Trung tỉ mỉ ở từng công đoạn; từ việc chọn gạo, chọn men, đến chưng cất, đều đảm bảo an toàn, tuân thủ đúng quy trình theo bí quyết riêng của gia đình. Những hạt gạo được chọn làm nguyên liệu nấu rượu phải là gạo nếp hương có mùi thơm tự nhiên, hạt to và không bị sâu mọt. Cùng với gạo nếp hương, men ủ rượu cũng là nguyên liệu quan trọng khi nấu rượu. Thông thường, ở mỗi địa phương sẽ có cách chế biến men rượu phù hợp, với cơ sở của mình, anh Trung lựa chọn dùng men thuốc bắc để ủ rượu.

z5977979090996_235295a8f5b0f1c868d5002e818ed8b7.jpg

Sản phẩm Rượu quê Trung Anh

Tạo ra hương vị rượu đặc trưng là cả quá trình cần mẫn của người lao động. Gạo được nấu chín, đem ủ men theo phương thức cổ truyền. Sau khi ủ men lần 1 được nước cốt rượu đầu tiên, đem pha trộn tỉ lệ cân bằng nước và ủ lần 2. Sau 12 ngày, mang rượu đi chưng cất, tinh lọc bằng máy lọc hiện đại và khử Andehit, rượu được cất trữ trong chum ít nhất 6 tháng mới xuất kho. Chính vì vậy, rượu quê Trung Anh có vị ngọt cay, đậm đà, êm dịu; mùi thơm đặc trưng từ gạo kết hợp với men thuốc bắc tạo nên hương vị khó quên. Bình quân mỗi tháng cơ sở sản xuất từ 1.000 – 1.500 lít rượu; sau khi trừ chi phí, mỗi tháng cho thu nhập từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng.

1.png

Sản phẩm được trưng bày giới thiệu tại huyện Nông Cống

Nấu rượu với cách truyền thống là vậy, song gần đây anh Trung đã cải tiến một số công đoạn và đầu tư máy móc hiện đại để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng. Trong quá trình sản xuất, cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào. Cơ sở cũng đang tạo việc làm cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

Vừa qua, sản phẩm đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP huyện Nông Cống thẩm định công nhận sản phẩm OCOP. Rượu quê Trung Anh, hương vị đậm quê Thanh đang được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ rộng rãi.

Hoàng Yến